Mầm Non Tìa Dình- Huyện Điện Biên Đông - Tỉnh Điện Biên

https://mntiadinh.pgddienbiendong.edu.vn


Giáo dục lễ phép cho trẻ lớp nhà trẻ bản Chua Ta

Chúng ta ai cũng hiểu rằng nhà trẻ là lứa tuổi vừa mới được đến trường, hầu hết các cháu chưa làm quen với trường lớp. Khi được bố mẹ đưa đến lớp những ngày đầu tiên, trẻ thường ôm chặt lấy bố mẹ không muốn rời xa và nhìn xung quanh một cách dò xét, quấy khóc và trong thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, hay nói leo như: Trả lời có những câu chưa đúng, ra vào lớp tự nhiên...Các cháu thường có thái độ hành vi chưa đúng, cách ứng xử với bạn bè chưa được thân thiện hòa nhã
Giáo dục lễ phép cho trẻ lớp nhà trẻ bản Chua Ta
Giáo dục lễ phép cho trẻ lớp nhà trẻ bản Chua Ta
Chúng ta ai cũng hiểu rằng nhà trẻ là lứa tuổi vừa mới được đến trường, hầu hết các cháu chưa làm quen với trường lớp. Khi được bố mẹ đưa đến lớp những ngày đầu tiên, trẻ thường ôm chặt lấy bố mẹ không muốn rời xa và nhìn xung quanh một cách dò xét, quấy khóc và trong thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, hay nói leo như: Trả lời có những câu chưa đúng, ra vào lớp tự nhiên...Các cháu thường có thái độ hành vi chưa đúng, cách ứng xử với bạn bè chưa được thân thiện hòa nhã. Là giáo viên chủ nhiệm lớp nhà trẻ bản Chua Ta – Trường mầm non Tìa Dình tôi thấy việc giáo dục và lễ giáo cho trẻ là một việc hết sức cần thiết, trong đó giáo dục lễ giáo nói chung lễ phép nói riêng là một phần quan trọng không thể thiếu được trong giao tiếp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ đối với trẻ, khi giao tiếp trẻ sẽ nói năng nhẹ nhàng, mạch lạc, có văn hóa. Trong mỗi một giai đoạn phát triển, ở mỗi một lứa tuổi trẻ đều mang những đặc điểm đặc trưng, sự phát triển của trẻ trong một giai đoạn nhất định vừa là kết quả vừa là tiền đề cho bước phát triển của giai đoạn tiếp theo. Khó khăn lớn nhất trẻ nhà trẻ lớp tôi là học cách hoà nhập với môi trường mới, hoạt động mới, quá trình tuân thủ các nền nếp học tập.
Khi thực hiện giáo dục lễ phép và ứng xử đúng mực cho trẻ tôi đã lồng ghép vào các hoạt động trong ngày như: Thời điểm đón, trả trẻ; Chơi ở hoạt động góc, hoạt động chơi tập, hoạt động dạo chơi ngoài trời... Giờ đón, trả trẻ tôi luôn ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh, sau đó nhắc trẻ biết cất đồ dùng đúng nơi quy định, khoanh tay chào cô sau đó chào tạm biệt bố mẹ để đi vào lớp.
Trước giờ trả trẻ tôi luôn nhắc nhở trẻ từ tốn, không vội vã, xô đẩy nhau; biết chào bố mẹ và xin phép cô giáo ra về, dạy trẻ về nhà ngoan, vâng lời ông bà, bố mẹ, trong lớp tôi đã xây dựng góc tuyên truyền. Ở góc tuyên truyền tôi thường xuyên cắt dán thay đổi hình ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo cho các cháu, hoặc cắt dán một số bài thơ, câu đố, truyện thơ, bài hát, ca dao…về chuyên đề giáo dục lễ giáo cho các cháu và phụ huynh cùng xem. Trẻ em có đặc điểm dễ nhớ nhưng lại mau quên. Song, trẻ được trực quan bằng hình ảnh những gương tốt, hoặc qua thơ, qua chuyện thì trẻ dễ tiếp thu, dễ phân biệt việc làm nào tốt, việc làm nào xấu.
Từ việc thực hiện giáo dục lễ phép cho trẻ lớp nhà trẻ tôi thấy trẻ đã có tiến bộ rõ rệt trong việc lễ phép với cô giáo và người lớn, biết giao tiếp đúng mực với bạn bè hơn.
 
20201210 152640
 
 
20201210 153233

20201210 153458

20201210 160735
 

Tác giả bài viết: Trần Thị Thủy

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây