Mầm Non Tìa Dình- Huyện Điện Biên Đông - Tỉnh Điện Biên

https://mntiadinh.pgddienbiendong.edu.vn


Tầm quan trọng của góc thư viện trong trường mầm non

Cảnh quan môi trường trong lớp và ngoài lớp là rất quan trọng. Hiểu được điều đó các cô giáo trường Mn Tìa dình nói chùng và các cô giáo diểm Chua Ta nói riêng để có được cảnh quan môi trường sạch đẹp. Để xây dựng môi trường “Thư viện ” trong và ngoài lớp học, điểm Chua Ta tập trung làm đồ dùng, trang trí kệ trưng bày sách, truyện tranh cho trẻ... Chú ý tới những màu sắc tươi sáng, hình ảnh trang trí ngộ nghĩnh, bố trí tranh vẽ, hình ảnh sao cho trẻ dễ quan sát, sách được trưng bày cụ thể và gọn gàng, ngăn nắp trên kệ, các kệ để sách thiết kế ngang tầm với trẻ để trẻ dễ lấy và cất sách, tạo điều kiện thuận lợi, thoải mái nhất khi trẻ tiếp xúc với sách và đọc sách tận dụng nguyên liệu sẵn.
Cảnh quan môi trường  trong lớp và ngoài lớp là rất quan trọng. Hiểu được điều đó các cô giáo trường Mn Tìa dình nói chùng và các cô giáo diểm Chua Ta nói riêng để có được cảnh quan môi trường sạch đẹp. Để xây dựng môi trường “Thư viện ” trong và ngoài lớp học, điểm Chua Ta tập trung  làm đồ dùng, trang trí kệ trưng bày sách, truyện tranh cho trẻ... Chú ý tới những màu sắc tươi sáng, hình ảnh trang trí ngộ nghĩnh, bố trí tranh vẽ, hình ảnh sao cho trẻ dễ quan sát, sách được trưng bày cụ thể và gọn gàng, ngăn nắp trên kệ, các kệ để sách thiết kế ngang tầm với trẻ để trẻ dễ lấy và cất sách, tạo điều kiện thuận lợi, thoải mái nhất khi trẻ tiếp xúc với sách và đọc sách tận dụng nguyên liệu sẵn.
  Đối với góc thư viện được thiết kế trong lớp học thì bố trí góc thư viện là góc tĩnh để trẻ có khoảng không gian yên tĩnh để “đọc”, nơi đảm bảo đủ ánh sáng để trẻ “Hoat động”. Vì vậy giáo viên không đặt góc thư viện gần các góc động, góc có nhiều tiếng ồn. Bố trí trưng bày sách, tranh ảnh, truyện phù hợp với trẻ, sách đa dạng theo từng chủ đề cho trẻ dễ tìm hiểu.
     *  Tổ chức cho trẻ "đọc" sách, truyện: ở góc thư viện
         Về thời gian cho trẻ làm quen với sách: Trẻ có thể làm quen vào giờ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, giờ ra về, trẻ tự lấy sách, ngồi ngay tại những chiếc bàn nhỏ. Xem xong, trẻ tự xếp sách vào đúng vị trí quy định. Trẻ có thể xem sách, truyện với tư thế thoải mái nhất.
Đối với trẻ mầm non trẻ chưa biết đọc sách thì giáo viên thường xuyên duy trì việc đọc sách trên lớp cho trẻ, hoặc tham gia đọc sách ngoài trời cùng trẻ. Mỗi cô ở trường mầm non đều có những giọng đọc truyền cảm riêng. Do đó, cô giáo cần tự rèn luyện giọng đọc, giọng kể của mình để lôi cuốn trẻ nghe, từ đó trẻ sẽ hứng thú hơn với việc nghe kể chuyện và đọc truyện, đọc sách. Cho trẻ nghe.  
Đọc sách giúp xây dựng kỹ năng lắng nghe và trí tưởng tượng của trẻ được tốt hơn. Những trẻ còn bé sẽ học được về màu sắc, hình dáng, các con số và chữ cái, trong khi những trẻ lớn hơn sẽ khám phá ra việc mở rộng chuỗi kiến thức của mình. Khi tham gia góc thư viện, trẻ được trải nghiệm với cách “đọc” sách và tự kể chuyện sáng tạo qua tranh.          
 Để thu hút trẻ đến với “Thư viện” giáo viên thường xuyên thay đổi sách, truyện mới. Để trẻ được xem và làm quen với nhiều loại sách, tôi hướng dẫn trẻ chọn sách đúng ý thích và cô cùng đọc với trẻ trong giờ đón, trả trẻ hàng ngày.
          Với hoạt động thiết kế xây dựng mô hình và tổ chức “Thư viện” tại điểm chua Ta Trường Mầm non Tìa Dình đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, tạo được sự hứng thú cho trẻ để mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui của trẻ, góp phần nâng cao được chất lượng giáo dục trẻ của nhà trường.
 Một số hình ảnh minh họa góc “Thư viện”
z5905391959082 bdb6fedebe388bbfd470f64d8fc36fa2
Trẻ lấy sác ở kệ thư viện
z5905392038670 fd7bbf6734fb7096863064c4afb96067
Trẻ xem sách
z5905392047377 6dc2cec7755622abb725220d32df5b3d
Cô đọc sách cho trẻ nghe
z5905392074673 332f9c8b6f0d571b4a7a7d87490b28dd

Trẻ xe tranh ảnh cùng cô
 

Tác giả bài viết: Tráng Thị Pánh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây