Mầm Non Tìa Dình- Huyện Điện Biên Đông - Tỉnh Điện Biên

https://mntiadinh.pgddienbiendong.edu.vn


TÂM SỰ CỦA GIÁO VIÊN MỚI VÀO NGHỀ

Tôi là một giáo viên rất đam mê với nghề dạy học. Mơ ước làm cô giáo từ nhỏ ngày nào đã trở thành hiện thực với tôi. Bước chân đầu tiên vào nghề tiếp cận với đối tượng học sinh đặc biệt ( các em học sinh mới lớn, hoàn cảnh gia đình thiếu thốn) không ít lần làm tôi nản lòng và chùn bước. khi nghĩ đến là cô giáo mầm non. Tình yêu nghề nhà giáo đã giúp tôi vượt qua tất cả đến với thành công. "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người"
TÂM SỰ CỦA GIÁO VIÊN MỚI VÀO NGHỀ
TÂM SỰ CỦA GIÁO VIÊN MỚI VÀO NGHỀ
Tôi là một giáo viên rất đam mê với nghề dạy học. Mơ ước làm cô giáo từ nhỏ ngày nào đã trở thành hiện thực với tôi. Bước chân đầu tiên vào nghề tiếp cận với đối tượng học sinh đặc biệt ( các em học sinh mới lớn, hoàn cảnh gia đình thiếu thốn) không ít lần làm tôi nản lòng và chùn bước. khi nghĩ  đến là cô giáo mầm non. Tình yêu nghề nhà giáo đã giúp tôi vượt qua tất cả đến với thành công. "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người"
Từ xưa dến nay, bất kể trong thời kỳ nào người thầy cô cũng được kính trọng,  luôn được yêu quý.
Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Nghề dạy học là nghề sáng tạo bậc nhất trong các nghề sáng tạo, vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo
Từ ngày tôi vinh dự được làm trong nghề giáo dục, và trực tiếp đứng trên bục giảng truyền đạt những kiến thức cho các con em học trò thân yêu, những kiến thức tôi đã học được trong 3 năm sư phạm. muốn trở thành một nhà giáo chân chính, người cô giáo phải lao động thật nghiêm túc, không ngừng học tập nâng cao trình độ của mình và phải luôn luôn tu dưỡng đạo đức mới xứng đáng với vinh danh nhà giáo. Từ xưa đến nay, bất kể chế độ nào không thể không có nghề giáo, các cụ ta thường nói: “không thầy đố mày làm nên”
Khi mình đã là người cô thì hết lòng vì học trò thân yêu, đem hết tâm trí để dạy dỗ con em, luôn tìm phương pháp tốt nhất, hay nhất để truyền đạt những kiến thức khoa học cho học sinh, đồng thời cũng dậy cho học sinh cách làm người đa số những ai đã lựa chọn nghề giáo là nơi gắn bó sự nghiệp cả đời đều có tâm huyết với nghề, với trò. Trong cuộc sống của mỗi người giáo viên đều có những khó khăn, dù ở trong hoàn cảnh đầy rẫy những lo toan cuộc sống, nhưng vẫn khắc phục vượt qua để vươn tới cái đẹp, đem lại cái đẹp cho cuộc đời
Tôi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm vào tháng 6/ 2020. vào 1/8/2021  nhận nhiệm sở tại một điểm trường Mầm non Tìa Dình trên một địa bàn xã tìa dình nằm cách trung tâm huyện khoảng 50km về phía đông. Tôi háo hức muốn đem hết những gì mình đã học được suất 3 năm cống hiến cho xã hội. thế nhưng, thực tế quá phũ phàng so với những gì mình nghĩ tới.
Chúng tôi cũng là những người được đào tạo chính quy, cũng soạn bài, giảng dạy như những giáo viên khác, cũng tham gia công tác ngoài giờ, tham gia các phong trào của trường...
Làm nghề giáo đòi hỏi người đứng trên bục giảng có bản lính, biết chịu đựng và vượt qua khó khăn trước mắt, đem lại hết mình công hiến cho thế hệ tương lai của đất nước. nghề nào cũng vậy, nhất là nghề giáo cần phải trải qua thử thách mới trở thành một nhà giáo có bản lĩnh, có tâm, có đức và có tài.
Trong lời một bài hát có câu: “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà tự hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”
Là một cô giáo trẻ mới gia trường chưa cống hiến cho xã hội được bao nhiêu. Nhưng với lòng quyết tâm yêu nghề thương dân bản thân tôi sẽ cố ngắng. hết sức mình không làm ai phụ lòng bằng những gì tôi đã học được mang lại cho thế hệ sau này
Tất cả vì con em thân yêu ở vùng sâu vùng xa đang ngóng chờ sẵn sàng đến công tác tại những vùng xa xôi, cống hiến sức cho nền giáo giục nước nhà
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân tôi là con út của gia đình, mẹ tôi là nhà nông, bố tôi hồi còn trẻ là người lính. Có lẽ truyền thống gia đình phần nào đã củng cố, hình thành động cơ thúc đẩy tôi chọn nghề sư phạm. cũng chính là mơ ước khi tôi đang ngồi trong ghế nhà trường. tuy tôi không được công tác ở vùng đồng bằng, hay vùng đô thị nhưng tôi còn may mắn hơn nhiều bạn tôi ra trường mấy năm rồi vẫn còn đang”đỏ mặt” chờ việc
Lần đầu tiên xa nhà lập nghiệp, tôi mới thấy được khó khăn vất vả của nghề vì học sinh của tôi rất đặc biệt, đa số các em là dân tộc H'mông nói tiếng kinh không sõi. Lúc ngày nghỉ tôi phải tranh thủ thời gian ngoài giờ lên lớp, đến thôn bản gặp gỡ làm quen với các em hòa mình vào cuộc sống và phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây để thuyết phục, vận động các con em ra trường ra lớp.
Bù lại với sức còn trẻ và tấm bằng tốt nghiệp cao đẳng. lại được sự quan tâm động viên của ban giám hiệu nhà trường và tập thể giáo viên, dần dần tôi phần nào đi vào cuộc sống.
Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương. Tôi càng thêm yêu nghề, mến trẻ củng cố niềm tin về một tương lai tốt đẹp hơn, đầy đủ, sung túc hơn.
Trò muốn giỏi thì phải có cô dậy dỗ, nhưng không phải tất cả đổ hết lên vai một người cô, bố mẹ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình học tập của con. Sự hợp tác giữa nhà trường và gia đình sẽ giúp giảm gánh nặng lo lắng học tập trên vai học trò.
Đông đảo các cô giáo yêu nghề, luôn làm việc với tinh thân tất cả vì học sinh con em vùng cao. không ngại mọi khó khăn cống hiến cho nền giáo dục nước nhà
Lấy lại niềm tin yêu và kính trong của xã hội. “vì tương lai con em chúng ta”
z2860312448406 39cbba5e17975448969105ab6f17591a

z2860308799132 f88db3928cb9f08dc205f3fcf0bfb273
 
z2860308821923 6bc51560b434d1524ab8e79fa287b590

z2860308807600 4ab79c3c7513e81bfa201a546036eb1f


 

Tác giả bài viết: Lường Thị Thủy

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây