BÀI THAM GIA CUỘC THI SÁNG TÁC SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI GIÀNH CHO TRẺ EM VÙNG DTTS&MN LẦN THỨ NHẤT NĂM 2023 VỚI TÊN GỌI “LẮNG NGHE CON NÓI”
Với mỗi đứa trẻ trên mọi miền đất nước Việt Nam nói chung và những đứa trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng với chúng gia đình, nhà trường là nơi có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, nếu có được sự quan tâm đúng mực thì tất yếu trẻ sẽ có điều kiện phát triển lành mạnh, hình thành và phát triển nhân cách tốt. Nhân cách là bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, là phẩm chất xã hội của con người.
Giáo dục từ gia đình giữ vai trò chủ đạo, gia đình chính là tổ ấm, nơi tràn đầy tình yêu thương ruột thịt, vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư cho trẻ, trẻ thấy được sự an toàn vì được bảo vệ và yêu thương đùm bọc của người thân. Gia đình là tổ ấm mang lại giá trị hạnh phúc. Giáo dục nhà trường và xã hội cung cấp cho con những kiến thức hình thành những năng lực, phẩm chất trí tuệ và phát triển những phẩm chất đạo đức của nhân cách của trẻ.
Việc chăm sóc, lắng nghe, thấu hiểu của cha mẹ đối với con cái có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ em nói chung và nhất là đối với trẻ vùng dân tộc thiểu số cha mẹ chưa có nhận thức cao về sự lắng nghe và thấu hiểu của trẻ. Đa số những cha mẹ người dân tộc thiểu số còn chưa thực sự quan tâm tới bình đẳng giới vẫn còn tình trạng trọng nam khinh nữ. Theo sự quan sát và cảm nhận tôi thấy vẫn còn tình trạng chiều con trai hơn con gái, chính vì vậy cán bộ giáo viên trong nhà trường đã tuyên truyền tới các bậc phụ huynh vùng đồng bào dân tộc thiểu số về việc bình đẳng giới và luôn lắng nghe các con nói dù con gái hay con trai cũng phải tôn trọng những gì các con nói. Với Cha mẹ nào cũng yêu thương con cái nhưng việc chăm sóc, lắng nghe, thấu hiểu con trong xã hội hiện nay đang có chiều hướng chênh lệch. Bố mẹ quá áp đặt con cái, bắt con cái phải theo đúng quy chuẩn của bố mẹ, ví dụ “ngày xưa khi bố mẹ bằng tuổi con bố mẹ đã thế này, thế kia…”, hoặc bố mẹ hay so sánh với các bạn cùng trang lứa. có bạn từng thắc mắc giữa bố mẹ và mình không thể có tiếng nói chung, từ những điều tưởng nhỏ nhặt như công việc nhà, như điểm số trên trường lớp, con muốn cái này, con muốn cái kia mà bố mẹ lại không đáp ứng nhu cầu của con, với người lớn nó lại là một thứ nhảm nhí và trẻ con. Ngoài thời gian bận bịu cho công việc cha mẹ hãy rành bớt một chút thời gian chơi cùng con, lắng nghe ý kiến của con trước khi trách mắng con, vì trẻ cần được chăm sóc và bảo vệ. con cần bố mẹ động viên, khích lệ chứ không phải trách mắng, khen ngợi và khích lệ là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất thúc đẩy trẻ tiến bộ.mỗi đứa trẻ đều có tâm lý mong muốn được cha mẹ và thầy cô coi trọng, khen ngợi ưu điểm và thành tích một cách đúng mực sẽ giúp trẻ tự hào về bản thân và tích cực vươn lên. Đôi khi con làm những việc không mong muốn như: làm hỏng đồ chơi, làm vỡ cốc…nhiều bố mẹ ngay lập tức quát mắng con làm cho trẻ sợ hãi. Động viên và khích lệ con cái là một trong những cách thức giáo dục vô cùng hiệu quả. Cha mẹ thường xuyên động viên có lời khen ngợi cho trẻ thì nhân cách của trẻ sẽ ngày càng hoàn thiệnmỗi gia đình mỗi hoàn cảnh và cách thể hiện tình yêu thương luôn khác nhau nhưng hơn hết luôn hy sinh vì con cái mình. Sự thấu hiểu của cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cả thể chất và trí tuệ của trẻ, nó là tiền đề để giáo dục gia đình trở nên đúng đắn. khi ba mẹ ở bên con nhiều hơn, con sẽ cảm nhận được sự an toàn và khi đó con sẽ tự tin phát triển khả năng của bản thân. Được ba mẹ âu yếm, quam tâm giúp cho trẻ thúc đẩy niềm hạnh phúc và vui vẻ, điều đó sẽ giúp trẻ cảm thấy phấn chấn và dồi dào năng lượng. hạnh phúc gia đình không thể đong đếm bằng giá trị đồng tiền.
Tùy vào hoàn cảnh, điều kiện mà cha mẹ có thể chọn việc dành thời gian cho con theo cách của mình, muốn có con trẻ có một tuổi thơ hạnh phúc, được yêu thương và quan tâm thì sẽ giúp con thêm tự tin vào bản thân, sống tích cực và trở thành những người con ngoan trò giỏi thì cha mẹ hãy luôn là người bạn đồng hành giúp con thúc đẩy sự phát triển cả về thể chất cũng như phát huy khả năng sáng tạo của con theo từng độ tuổi.