NÉT CƠ BẢN CỦA TẾT VÙNG CAO (TẾT MÔNG XÃ TÌA DÌNH)

Thứ năm - 21/01/2021 15:54
Bước vào đông, khi ngô lúa đã đươc thu xong, hoa đào hoa mận khoe sắc trong cái thời tiết buốt giá nhưng cũng là lúc đồng bào dân tộc Hmông chuẩn bị vui xuân đón Tết. Tết của người dân tộc mông thường sớm hơn và cũng dài hơn tết của người Kinh và các dân tộc khác. Tết của người dân tộc Hmông nơi đây bắt đầu từ ngày 28, 29/1 âm lịch nghĩa là sớm hơn Tết nguyên Đán 1 tháng, tết cổ truyền của người Hmông nói chung và tết của người dân xã Tìa Dình nói riêng là công việc và các sự kiện, lễ hội vui chơi sẽ được tổ chức nối tiếp nhau.
NÉT CƠ BẢN CỦA TẾT VÙNG CAO (TẾT MÔNG XÃ TÌA DÌNH)
NÉT CƠ BẢN CỦA TẾT VÙNG CAO (TẾT MÔNG XÃ TÌA DÌNH)
Bước vào đông, khi ngô lúa đã đươc thu xong, hoa đào hoa mận khoe sắc trong cái thời tiết buốt giá nhưng cũng là lúc đồng bào dân tộc Hmông chuẩn bị vui xuân đón Tết. Tết của người dân tộc mông thường sớm hơn và cũng dài hơn tết của người Kinh và các dân tộc khác. Tết của người dân tộc Hmông nơi đây bắt đầu từ ngày 28, 29/1 âm lịch nghĩa là sớm hơn Tết nguyên Đán 1 tháng, tết cổ truyền của người Hmông nói chung và tết của người dân xã Tìa Dình nói riêng là công việc và các sự kiện, lễ hội vui chơi sẽ được tổ chức nối tiếp nhau.
Cùng với việc chuẩn bị cỗ Tết thì việc trang trí bàn thờ ngày Tết cũng được các gia đình người dân tộc Mông hết sức coi trọng. Thương thì chủ nhà  gấp những tờ giấy dó, giấy màu rồi cắt thành các chùm tua rua để trang trí bàn thờ. Người Mông không mua các đồ trang trí sẵn, mà tự làm các đồ trang trí nhằm thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Mỗi ban thờ thường có 3 ô giấy ô vuông có thếp vàng ở giữa, tượng trưng cho 3 đời tổ tiên. Tết của người Mông không thể thiếu con gà trống và bánh dày vì theo truyền thuyết, con gà trống sẽ gáy gọi thần mặt trời đem lại may mắn trong năm mới. Cách trang trí bàn thờ của người Mông khá đơn giản, nhưng không phải ai cũng làm được, bởi theo phong tục, chỉ những người đàn ông có trọng trách trong nhà mới được làm phần việc này. Phần cúng tổ tiên bắt đầu khi thầy mo hay là người trưởng của dòng họ có nhiều kinh nghiệm ngồi trước bàn thờ đọc lời khấn tổ tiên.
Khi thầy mo đọc lời khấn, vừa xúc cơm, vừa xé thịt gà vào từng bát cơm cúng như thể hiện sự chu đáo mời tổ tiên về ăn Tết cùng vui với con cháu. Bài cúng có khi kéo dài tới 30 phút. Sau lễ cúng tổ tiên hoàn tất mới là lúc cả gia đình cùng ngồi quây quần thưởng thức bữa cơm cuối năm. Người dân tộc mông không đón giao thừa, đối với họ, tiếng gà trống gáy đầu tiên của sáng sớm mùng một là cái mốc đánh dấu một năm mới bắt đầu. Làm xong các thủ tục, thì sáng mùng hai trở đi là sẽ dành một không gian vui chơi cho các con cháu, chính là lúc các chàng trai các cô gái được mặc những bộ trang phục đẹp và lộng lẫy đến chơi tết. Ném pao và đánh tù lu là một trong những trò chơi phổ biến hay nói cách khác chính là nét đặc trưng cơ bản về phong tục của người dân tộc mông. Đây cũng là cơ hội của các chàng trai cô gái kết duyên nên vợ nên chồng.
Dưới đây là một số hình ảnh về phong tục, nét cơ bản của tết mông tại bản Tào La xã Tìa Dình.
 
8
 
1

2
 
4

5

7
 

Tác giả bài viết: Sùng Thị Cú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay58
  • Tháng hiện tại3,035
  • Tổng lượt truy cập384,042
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính