TẠO MÔI TRƯỜNG NGOÀI LỚP HỌC

Thứ năm - 20/04/2023 22:19
Từ đầu năm học tôi đã được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường phụ trách và giảng dạy tại lớp mẫu ghép 3-5 Bản Na Hay trường mầm non Tìa Dình. Với chủ đề “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”, mặc dù lớp tôi còn rất nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng tôi đã cố gắng sắp xếp bố trí môi trường ngoài lớp học có các khu vực chơi riêng như chơi với đồ chơi ngoài trời (cầu trượt, đu quay, bập bênh, nhà bóng và một số đồ chơi tự tạo khác…) để có một môi trường đẹp và thân thiện với trẻ tôi đã cố gắng tạo dựng và sắp xếp các khu vực chơi để trẻ dễ dàng quan sát, dễ hoạt động như: khu vực chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi, khu chơi với các góc sáng tạo, góc chợ quê, góc thư viện. Khu trồng rau, trồng hoa, trồng cây cảnh, cây bóng mát trên sân trường.
TẠO MÔI TRƯỜNG NGOÀI LỚP HỌC
Từ đầu năm học tôi đã được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường phụ trách và giảng dạy tại lớp mẫu ghép 3-5 Bản Na Hay trường mầm non Tìa Dình. Với chủ đề “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”, mặc dù lớp tôi còn rất nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng tôi đã cố gắng sắp xếp bố trí môi trường ngoài lớp học có các khu vực chơi riêng như chơi với đồ chơi ngoài trời (cầu trượt, đu quay, bập bênh, nhà bóng và một số đồ chơi tự tạo khác…) để có một môi trường đẹp và thân thiện với trẻ tôi đã cố gắng tạo dựng và sắp xếp các khu vực chơi để trẻ dễ dàng quan sát, dễ hoạt động như: khu vực chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi, khu chơi với các góc sáng tạo, góc chợ quê, góc thư viện. Khu trồng rau, trồng hoa, trồng cây cảnh, cây bóng mát trên sân trường. Tôi đã trồng  nhiều loại cây, nhiều loại hoa, nhiều loại rau có nhiều màu săc đa dạng để cung cấp cho trẻ về tên gọi, màu sắc, đặc điểm nổi bật của các đối tượng. Trẻ hào hứng và tích hơn khi tham gia các hoạt động trải nghiệm. trẻ có trẻ cùng cô đi khám phá về một số loại hoa, loại rau, cây cảnh, cây cho bóng mát, Trẻ có thể tự trải nghiệm thông qua các khu vực chơi với cát, nước, khu chơi với các góc sáng tạo, góc thư viện, góc chợ quê, góc thiên nhiên. Ngoài ra tôi có thể tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương  như lốp xe máy, hột hạt, chai, lọ nhựa, nắp chai để tạo những chậu hoa, cây cảnh, đảm bảo tính thẩm mĩ mà lại hoàn toàn thực tế, gần gũi với trẻ. Tôi tin chắc rằng trẻ rất hứng thú say sưa quan sát không chỉ vì vẻ đẹp của hoa mà trẻ còn muốn tạo ra những cái đẹp từ những nguyên vật liệu sẵn có ở xung quanh mình.  Điều này có sức lôi cuốn tới trẻ rất lớn và trẻ sẽ nhớ mãi những gì trẻ đã được quan sát và trải nghiệm, có thể nó còn để lại một dấu ấn đẹp trong kí ức của trẻ. Từ đó tôi nhận thấy tạo môi trường ngoài lớp học phong phú, sự sáng tạo của cô, khi cô tạo ra môi trường tự tạo đẹp mắt có thể thu hết trẻ đến trường tạo được sức hút rất lớn với trẻ. Được trẻ thể hiện ở việc trẻ thật sự hứng thú, thích học, hỏi ham, hiểu biết của trẻ được nâng lên rõ rệt. Trẻ nắm được một số kiến thức khoa học, kiến thức xã hội khi tham gia tích cực vào hoạt động khám phá, trải nghiệm về thiên nhiên. Qua đây tôi mới thấy được tầm quan trọng của việc tạo ra môi trường phong phú cho trẻ hoạt động. Là điều mọi giáo viên hãy cùng chung tay tạo ra những gì tốt nhất cho trẻ nhằm phát huy ở trẻ những xúc cảm tình cảm tích cực, những kĩ năng cần thiết để hình thành ở trẻ phát triển một cách toàn diện đức, trí, thể, mĩ.
 












 

Tác giả bài viết: Quàng Thị Thúy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay102
  • Tháng hiện tại3,392
  • Tổng lượt truy cập300,633
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính